Dị vật đường thở là trường hợp những dị vật có thể là chất rắn, lỏng thông thường trong cuộc sống xâm nhập vào đường hô hấp qua mũi, qua miệng rơi xuống từ thanh quản đến phế quản. Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở nhưng hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Xử lý đúng cách trong những phút đầu tiên ngay sau khi trẻ bị hóc dị vật là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.



==> Các biện pháp phòng ngừa.
Trẻ nhỏ rất hiếu động, tò mò khám phá và chưa nhận thức được những nguy hiểm rình rập, vì vậy người lớn luôn cần để trẻ trong tầm quan sát của mình. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp phòng ngừa cất đặt đồ đạc nguy cơ thành dị vật đường thở xa tầm tiếp cận của trẻ:
1, Đồ chơi
– Để bóng bay (đã thổi căng hoặc chưa thổi) ngoài tầm tay của trẻ.
– Để đồ chơi nhỏ (ví dụ như đồ chơi xếp hình Lego, giầy dép của của búp bê Barbie…) xa tầm tay. Nhắc anh chị của bé tuân thủ quy định.
– Không cho bé chơi với những thứ đồ chơi có thể tháo rời. Luyện cho trẻ thói quen không cho vào miệng ngậm mút.
2, Đồ đạc trong nhà
– Không để cúc áo và các loại pin trong tầm tay của trẻ.
– Khóa những ngăn tủ chứa vật dụng nhỏ mà trẻ có thể với tới.
3, Phòng ngừa sặc thức ăn
– Luôn cho trẻ ngồi một chỗ khi ăn.
– Không bao giờ ép trẻ ăn, uống khi đang khóc, chạy nhảy hoặc không nên nô đùa khi có thức ăn trong miệng, vì như vậy trẻ có thể bị nghẹn.
– Động viên trẻ ăn từ từ và nhai kỹ. Đảm bảo đúng chế độ ăn uống theo lứa tuổi của trẻ.
– Không cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ăn thức ăn dễ hóc như lạc, thạch, nhãn, kẹo dẻo chip chip, hạt trân châu…

============================
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH THỦY




Tags: dị vật