CÁC BỆNH HỌC ĐƯỜNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

   𝐵𝑒̣̂𝑛ℎ ℎ𝑜̣𝑐 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑚𝑎̀ ℎ𝑜̣𝑐 𝑠𝑖𝑛ℎ 𝑚𝑎̆́𝑐 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎̃𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đ𝑖 ℎ𝑜̣𝑐, 𝑐𝑜́ 𝑙𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑎𝑛 đ𝑒̂́𝑛 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑘𝑖𝑒̣̂𝑛 𝑣𝑒̣̂ 𝑠𝑖𝑛ℎ, 𝑎́𝑛ℎ 𝑠𝑎́𝑛𝑔, đ𝑜̣̂ 𝑐ℎ𝑢𝑎̂̉𝑛 𝑚𝑢̛̣𝑐 𝑐𝑢̉𝑎 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 ℎ𝑜̣𝑐, 𝑏𝑎̀𝑛 𝑔ℎ𝑒̂́ 𝑛𝑜̛𝑖 𝑐𝑎́𝑐 𝑒𝑚 ℎ𝑜̣𝑐 𝑡𝑎̣̂𝑝, 𝑐ℎ𝑢̉ 𝑦𝑒̂́𝑢 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ, 𝑡𝑎̣̂𝑡 𝑛ℎ𝑢̛: 𝑡𝑎̣̂𝑡 𝑘ℎ𝑢́𝑐 𝑥𝑎̣ (𝑐ℎ𝑢̉ 𝑦𝑒̂́𝑢 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎̣̂𝑛 𝑡ℎ𝑖̣), 𝑐𝑜𝑛𝑔 𝑣𝑒̣𝑜 𝑐𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́𝑛𝑔, 𝑟𝑜̂́𝑖 𝑙𝑜𝑎̣𝑛 𝑡𝑎̂𝑚 𝑙𝑦́… 𝑃ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑜̂́𝑛𝑔 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ ℎ𝑜̣𝑐 đ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 đ𝑎𝑛𝑔 𝑙𝑎̀ 𝑣𝑎̂́𝑛 đ𝑒̂̀ 𝑐𝑎̂́𝑝 𝑏𝑎́𝑐ℎ 𝑐𝑎̂̀𝑛 𝑠𝑢̛̣ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑡𝑎̂𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜𝑎̀𝑛 𝑥𝑎̃ ℎ𝑜̣̂𝑖.
𝟏. 𝐂𝐚̣̂𝐧 𝐭𝐡𝐢̣
Cận thị là loại bệnh học đường thường gặp nhất và đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân do trẻ nhìn gần liên tục trong thời gian dài, phòng học không đủ ánh sáng, do xem ti vi quá nhiều, ngồi lâu trước màn hình máy tính, kích thước bàn ghế không tương xứng (như ghế quá thấp, bàn lại cao)… Các dấu hiệu của chứng cận thị học đường thường thấy như trẻ có xu hướng ghé sát sách vở khi học tập, kêu mỏi mắt, nhìn mờ, hay nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn. Trẻ cận nặng có thể kèm theo bị lác mắt.
𝟐. 𝐂𝐨𝐧𝐠 𝐯𝐞̣𝐨 𝐜𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠
Bệnh cong vẹo cột sống ở học sinh cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Nguyên nhân do học sinh ngồi học không đúng tư thế gây tác động xấu đến cột sống và dần trở thành tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của cơ thể các em khi trưởng thành. Khi mắc bệnh các em có thể bị gù, vai bị lệch, cổ bị nghiêng, vai thấp vai cao do bị xoay cột sống. Để phòng tránh cong vẹo cột sống cho các em, cần uốn nắn tư thế ngồi cho các em hằng ngày để tạo cho các em thói quen ngồi học đúng tư thế.
𝟑. 𝐑𝐨̂́𝐢 𝐥𝐨𝐚̣𝐧 𝐭𝐚̂𝐦 𝐭𝐡𝐚̂̀𝐧
Rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường thường biểu hiện ở nhiều mức độ như: mất tập trung, căng thẳng, đau đầu chóng mặt, khó kiểm soát hành vi, nặng hơn thì học sinh có biểu hiện trầm cảm, thậm chí hoang tưởng, tự sát. Nguyên nhân có thể do học tập quá tải, học thêm, phân bố chưa hợp lý thời gian giữa các môn học, phụ huynh kỳ vọng ở con em mình quá nhiều gây áp lực tâm lý nặng nề cho trẻ, thời gian học chiếm hết thời gian vui chơi giải trí… khiến các em luôn trong tình trạng phải học tập, làm việc liên tục, không có thời gian vui chơi, giải trí.
𝟒, 𝐁𝐞́𝐨 𝐩𝐡𝐢̀
Tình trạng thừa cân, béo phì đang trở thành nguy cơ lớn ảnh hưởng sức khỏe của học sinh Việt Nam. Bên cạnh tình trạng suy dinh dưỡng, học sinh tiểu học đang bị béo phì ngày càng nhiều. Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng cho trẻ quá dư thừa, nhưng hoạt động vận động ít.
Thừa cân béo phì là nguyên nhân làm gia tăng bệnh lý mạn tính nguy hiểm như tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường… trong đó hệ xương khớp là một trong những căn bệnh chịu tác hại nghiêm trọng của tình trạng này.
𝟓, 𝐕𝐢𝐞̂𝐦 𝐚𝐦𝐢𝐝𝐚𝐧 𝐜𝐚̂́𝐩
Trẻ trong độ tuổi tểu học (6-14 tuổi) rất hay gặp chứng viêm amidan cấp, amidan phì đại. Nếu không được điều trị và chăm sóc thích hợp, bệnh sẽ tái phát thường xuyên, ảnh hưởng nhiều đến học tập. Bệnh gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim.
Bệnh do virus gây ra, khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm… Trẻ tiểu học sức đề kháng kém hoặc có ổ viêm nhiễm ở họng như sâu răng, viêm lợi, viêm xoang dễ mắc viêm amidan.
==> 𝐏𝐡𝐨̀𝐧𝐠 𝐜𝐡𝐨̂́𝐧𝐠 𝐛𝐞̣̂𝐧𝐡 𝐡𝐨̣𝐜 đ𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠
Thay đổi thái độ và hành vi: Trẻ em cần được định hướng, được cung cấp những kiến thức tối thiểu về các loại bệnh học đường và cách phòng tránh bệnh học đường, được tạo điều kiện về mọi mặt để đảm bảo khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Môi trường học tập đảm bảo: Đảm bảo môi trường giáo dục, bao gồm cả khối lượng kiến thức, phương pháp tổ chức học tập sao cho hiệu quả, cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, đúng tiêu chuẩn, phù hợp lứa tuổi các em./.
🌟 Khi cần khám sức khỏe cho các cháu, xin vui lòng liên hệ với Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy – Phú Thọ :
– Hotline: 1800 969 666
===========================
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH THỦY
🔴 Comment hoặc Inbox SĐT ngay tại đây!! 👇👇👇
☎ Hotline: 1800.969.666 (miễn cước cuộc gọi)
📌 Địa chỉ : Khu 5, thị trấn Thanh Thủy, Thanh Thủy, Phú Thọ.

Tags: