𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑐𝑜̛𝑛 𝑚𝑢̛𝑎 𝑘𝑒́𝑜 𝑑𝑎̀𝑖 𝑐𝑢̀𝑛𝑔 đ𝑜̣̂ 𝑎̂̉𝑚 𝑐𝑎𝑜 𝑡𝑎̣𝑜 𝑚𝑜̂𝑖 𝑡𝑟𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢𝑎̣̂𝑛 𝑙𝑜̛̣𝑖 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑎́𝑐 𝑦𝑒̂́𝑢 𝑡𝑜̂́ 𝑔𝑎̂𝑦 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑝ℎ𝑎́𝑡 𝑡𝑟𝑖𝑒̂̉𝑛 𝑣𝑎̀ 𝑙𝑎̂𝑦 𝑙𝑎𝑛. 𝑀𝑜̣̂𝑡 𝑠𝑜̂́ 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢̀𝑎 𝑚𝑢̛𝑎 𝑛ℎ𝑢̛ 𝑐𝑎̉𝑚 𝑙𝑎̣𝑛ℎ, 𝑐𝑢́𝑚, 𝑠𝑜̂́𝑡 𝑟𝑒́𝑡, 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛𝑛𝑔 ℎ𝑎̀𝑛… 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑔𝑎̂𝑦 𝑘ℎ𝑜́ 𝑐ℎ𝑖̣𝑢 𝑐ℎ𝑜 𝑐𝑜̛ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̣𝑛. 𝐷𝑢̛𝑜̛́𝑖 đ𝑎̂𝑦 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐ℎ 𝑛ℎ𝑎̣̂𝑛 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑣𝑎̀ 𝑝ℎ𝑜̀𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑎́𝑛ℎ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑏𝑒̣̂𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢̛𝑜̛̀𝑛𝑔 𝑔𝑎̣̆𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑢̀𝑎 𝑚𝑢̛𝑎.
1. CẢM LẠNH VÀ CÚM
– Cảm lạnh và cúm một trong những bệnh phổ biến nhất trên thế giới. Mặc dù bệnh có thể tự khỏi sau 5-7 ngày nhưng cũng không thể chủ quan vì trong một vài trường hợp, bệnh có thể chuyển biến nặng sang viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai…
– Một số cách để phòng tránh cảm lạnh và cúm:







– Trong trường hợp bệnh kéo dài không khỏi hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay.
2. SỐT RÉT
– Sốt rét là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng Plasmodium và có thể lây truyền qua vật trung gian là muỗi Anophen. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa kéo dài là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi phát triển. Anophen khi đốt người khỏe mạnh có thể truyền Plasmodium ký sinh trong chính nó hoặc từ người đang bị bệnh sốt rét sang. Những ký sinh trùng này sẽ di chuyển vào máu rồi phát triển ở tế bào gan và hồng cầu gây nên sốt rét.
– Chúng ta có thể phòng tránh bệnh sốt rét bằng cách ngăn ngừa muỗi như:







– Khi có biểu hiện của bệnh sốt rét, người bệnh nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị.
3. SỐT XUẤT HUYẾT
– Sốt xuất huyết cũng là bệnh lây truyền qua muỗi do virus Dengue gây ra. Muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn, chủ yếu là hai loại Aedes aegypti và Aedes albopictus.
– Các biện pháp để phòng tránh sốt xuất huyết cũng giống như bệnh sốt rét, quan trọng là cần diệt muỗi và loại bỏ các yếu tố môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển.
4. ĐAU MẮT ĐỎ
– Mưa nhiều làm nguồn nước dễ bị nhiễm bẩn cùng độ ẩm cao tạo điều kiện cho virus phát triển làm tăng nguy cơ bị bệnh đau mắt đỏ. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt gia tăng mạnh trong mùa mưa.
– Bạn có thể phòng tránh đau mắt đỏ bằng cách:



– Nếu bạn bị bệnh thì cần tránh tiếp xúc với người khác, không nên tự mua thuốc uống hay nhỏ mắt, mà cần đi đến cơ sở y tế để được điều trị.
5. BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA
– Một số bệnh đường tiêu hóa có thể gặp trong mùa mưa lũ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp, lỵ trực khuẩn, lỵ amíp…
– Một số cách để phòng tránh bệnh đường tiêu hóa là:






– Khi có biểu hiện tiêu chảy nặng hoặc đi phân có máu, người bệnh cần đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
6. CÁC BỆNH VỀ DA
– Tiếp xúc với nước mưa hoặc các vùng nước ngập ô nhiễm có thể gây ra một số bệnh như nước ăn chân, ghẻ, nấm, viêm nang lông, mụn, mẩn ngứa….
– Một số bệnh ngoài da đều có thể lây lan, để phòng tránh bạn cần:





==> 
Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng:







===========================
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN THANH THỦY







Tags: bệnh